Phần 1: TRẺ TỰ KỶ - NGUYÊN NHÂN - BẢNG TEST - PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ

Phần 1: TRẺ TỰ KỶ - NGUYÊN NHÂN - BẢNG TEST - PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ

TỰ KỶ

Tự kỷ là một rối loạn phát triển lan tỏa ở mức độ từ nhẹ đến nặng, khởi phát sớm, kéo dài, biểu hiện bằng những khiếm khuyết về tương tác xã hội, giao tiếp, những hành vi định hình và ý thích bị thu hẹp, kèm theo đó là rối loạn cảm giác, tăng động.

Tỷ lệ trẻ tự kỷ đang có xu hướng ngày một tăng tại xã hội hiện đại ( 01/120 trẻ ) hay gặp ở trẻ trai (gấp 4 lần bé gái).

Nguyên nhân: Ngày này người ta cũng chưa xác định được nguyên nhân gây tự kỷ, có thể do di truyền, hoặc có thể liên quan đến nhiễm sắc thể X .Chú ý tiêm vaccine (vacxin) đã được chứng minh không liên quan đến việc gây tự kỷ ở bé. Tự kỷ được cho là bệnh lý não do sự rối loạn phát triển thần kinh (đây là lý do nên bổ sung DHA và bổ não như citicoline). Ở trẻ tự kỷ, mỗi liên hệ bất thường giữa tiểu não, não giữa với vỏ não gây rối loạn cảm giác (có thể quá nhậy cảm, hoặc kém nhạy cảm) dẫn tới những phản ứng bất thường của trẻ.

PHÂN LOẠI TỰ KỶ

  1. Tự kỷ điển hình (Kanner) bao gồm các dấu hiệu bất thường trong lĩnh vực: tương tác xã hội, chậm hoặc rối loạn ngôn ngữ giao tiếp, hành vi thu hẹp, trước 3 tuổi.
  2. Hội chứng Asperger hay còn gọi tự kỷ chức năng cao: kém tương tác xã hội, nhưng vẫn tương tác với người thân, nói được nhưng giao tiếp bất thường, nhận thực vẫn tốt, khởi phát sau 3 tuổi
  3. Hội chứng Rett: chỉ gặp ở bé gái. Khi bé 6-18 tháng có sự giảm dần kỹ năng ngôn ngữ, vận động
  4. Rối loạn phân rã tuổi ấu thơ : sự thoái lùi các kỹ năng ngôn ngữ, chơi và vận động, đại tiểu tiện trước 10 tuổi
  5. Rối loạn phát triển lan tỏa không đặc hiệu: tự kỷ mức độ nhẹ, không điển hình

DẤU HIỆU BÁO NGUY CƠ BÉ BỊ TỰ KỶ

  • Khi 12 tháng tuổi, trẻ không nói bập bẹ
  • Khi 12 tháng tuổi trẻ vẫn chua biết chỉ ngón tay hoặc không có những cử trỉ giao tiếp phù hợp
  • 16 tháng tuổi chưa nói được từ đơn
  • 24 tháng chưa nói được câu 2 từ hoặc nói chưa rõ
  • Trẻ mất kỹ năng ngôn ngữ hoặc kỹ năng xã hội ở bất cứ lứa tuổi nào

CHẨN ĐOÁN SÀNG LỌC (áp dụng cho các bé từ 16 - 24 tháng tuổi hoặc lớn hơn)

Dưới đây mình gửi các bạn 2 tiêu chuẩn xác định trẻ bị tự kỷ, phụ huynh, người chăm sóc, giáo viên quan sát bé và tự đánh giá, khi bé có dấu hiệu.

TIÊU CHUẨN 01: DSM IV

A, Suy giảm chất lượng tương tác xã hội, thể hiện ít nhất 2 trong số biểu hiện sau:

  1. Giảm rõ rệt sử dụng giao tiếp bằng cử trỉ điệu bộ như giảm giao tiếp bằng mắt, nét mặt thờ ơ, cử chì không phù hợp
  2. Thường chơi một mình, không tạo được mối quan hệ với bạn cùng tuổi
  3. Không biết chia sẻ niềm vui, sở thích, thành quả của mình với người khác
  4. Thiếu sự chia sẻ , trao đổi qua lại về tình cảm hoặc xã hội

B, Suy giảm chất lượng ngôn ngữ thể hiện ít nhất 1 trong những biểu hiện sau

  1. Chậm nói hoặc hoàn toàn không nói (kèm theo đó là không biết đáp lại giao tiếp bằng cử trỉ, điệu bộ)
  2. Biết nói nhưng suy giảm khả năng mở đầu câu chuyện hoặc duy trì cuộc nói chuyện
  3. Cách nói dập khuôn, lặp lại, nhại lại lời hoặc ngôn ngữ khác thường
  4. Không chơi được các trò chơi đóng vai, giả vờ hoặc bắt chước

C, Những kiếu hành vi, mối quan tâm và những hoạt động bị thu hẹp, lặp lại, rập khuôn thể hiện ít nhất 1 trong những biểu hiện sau

  1. Quá bận tâm đến 1 hoặc một số mối quan hệ mang tính dập khuôn và thu hẹp với sự tập trung cao độ
  2. Thực hiện một số thoi quen cứng ngắc hoặc hành vi đặc biệt nào đó không có ý nghĩa chức năng
  3. Lặp đi lặp lại 1 hành vi (vỗ tay, lắc lư, mua ngón tay…..)
  4. bận tâm dai dẳng tới các chi tiết đồ vật

- Trẻ ít nhất có 6 biểu hiện nhóm A. B.C hoặc ít nhất có 2 điểm nhóm A và 1 điểm ở nhóm B, C mới nghi ngờ

- Chậm phát triển ít nhất 1 trong 3 lĩnh vực trước 3 tuổi : tương tác xã hội, ngôn ngữ giao tiếp xã hội, chơi tưởng tượng

TIÊU CHUẨN 02: Bảng MCHAT

(23 biểu hiện cho các bé 16-30 tháng tuổi. Nếu bé có trên 3 điểm bất kỳ ở mức thường xuyên xảy ra thì trẻ có khả năng bị tự kỷ.)

  1. Con bạn không thích được lắc lư hoặc nâng lên hạ xuống trên đầu gối bạn.
  2. Con bạn không chú ý đến những đứa trẻ khác.
  3. Con bạn không thích leo trèo
  4. Con bạn không thích chơi ú òa hoặc tìm đồ vật.
  5. Con bạn không đồ hàng: như giả bộ gọi điện thoại, chăm sóc búp bê, ô tô, người máy, khủng long,…
  6. Con bạn không dùng ngón trỏ chỉ vào cái gì đó để đòi.
  7. Con bạn không bao giờ dùng ngón trỏ chỉ vào cái gì đó thể hiện sự quan tâm.
  8. Con bạn không biết cách chơi các đồ chơi nhỏ ( xe, khối hình ) đúng chức năng.
  9. Con bạn không bao giờ đem một vật gì cho bạn và khoe với bạn về vật đó.
  10. Con bạn không bao giờ nhìn vào mắt bạn hơn 1 – 2 giây.
  11. Con bạn rất nhạy cảm với tiếng động (hay bịt tai không muốn nghe)
  12. Con bạn không bao giờ cười khi thấy mặt bạn hoặc khi bạn cười với bé.
  13. Con bạn không bắt chước bạn.
  14. Con bạn không phản ứng lại khi bạn gọi bé.
  15. Bạn cầm một đồ chơi và duy nhất trong phòng, bạn gây sự chú ý với bé bằng đồ chơi đó nhưng bé không nhìn theo.
  16. Con bạn không đi được.
  17. Con bạn không nhìn vào đồ vật mà bạn đang nhìn.
  18. Con bạn làm những cử động ngón tay bất thường gần mặt bé.
  19. Con bạn không cần bạn chú ý vào hoat động của bé.
  20. Bạn nghi ngờ con bạn bị điếc.
  21. Con bạn không hiểu điều người khác nói (dù đó là những câu nói đơn giản).
  22. Con bạn có hay nhìn chằm chằm vào một vật gì đó hoặc đi thơ thẩn không mục đích.
  23. Con bạn không nhìn vào mặt bạn xem phản ứng của bạn khi đối diện với một vật gì đó không quen thuộc với bé

Mỗi tiêu chí trên các bé sẽ có mức độ biểu hiện khác nhau (thi thoảng hoặc thường xuyên), phụ huynh tự đánh giá khả năng bé bị tự kỷ, nếu chỉ xảy ra ở tần số rất thấp thì bé vẫn bình thường, nếu xảy ra ở tần số cao thường xuyên 3 tiêu chí, thì bé có khả năng bị tự kỷ

ĐIỀU TRỊ TRẺ TỰ KỶ NHƯ THẾ NÀO

  1. Can thiệp giáo dục, ngôn ngữ, tâm lý ( Mình tổng hợp các phương pháp và viết bài sau )
  2. Can thiệp y khoa

Ngoài việc Bs cung cấp các phương pháp điều trị khoa học, giúp phụ huynh đánh giá và cân nhắc và lựa chọn cho con minh một phương án điều trị phù hợp (dựa vào hoàn cảnh từng bé). Phụ huynh có thể tham khảo phác đồ sau cho mọt số bé (Hiện chưa có thuốc đặc trị)

  • Với bé hay cáu gắt, hung hăng và tự làm bản thân bị thương, hoặc hay lặp đi lặp lại một hành vi kỳ quặc: dùng RISPERIDONE liều 0,25mg/1 lần tối đa 6mg/1 ngày
  • Với bé bị tự kỷ thể nhẹ có thể bổ sung DHA + citicoline kèm theo đó các biện pháp điều trị khoa học cũng như các can thiệp từ phía phụ huynh và nhà trường.

- Bác sĩ Tô Quang Huy

Sản phẩm khuyến mãi

Khuyến mãi mỗi ngày