Viêm tai giữa: Nguyên nhân, triệu chứng, và cách điều trị
-
Người viết: admin
/
Viêm tai giữa là những tổn thương, viêm nhiễm xuất hiện bên trong tai giữa do sự tấn công của vi khuẩn hoặc những yếu tố ngoài môi trường.
Tình trạng này có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, và đặc biệt phổ biến ở trẻ nhỏ. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng KOKASI tìm hiểu về viêm tai giữa.
Việc trang bị những thông tin hữu ích sẽ giúp bố mẹ hiểu đúng. Từ đó có thể phát hiện và điều trị kịp thời, cũng như thực hiện các biện pháp phòng ngừa thích hợp cho bản thân và con trẻ.
1. Viêm tai giữa là gì?
Viêm tai giữa được coi là viêm đường hô hấp trên (Bởi vì cấu trúc niêm mạc tai giữa giống cấu trúc niêm mạc đường hô hấp trên, với hệ thống tế bào lông chuyển và tuyến tiết).
Theo National Library of Medicine có đến hơn 80% trẻ 3 tuổi gặp phải tình trạng này ít nhất một đợt. Tình trạng này thường xảy ra vào mùa đông và đầu mùa xuân.
2. Phân loại viêm tai giữa
- Viêm tai giữa cấp tính (hay gặp nhất ở trẻ ): viêm cấp toàn bộ niêm mạc thùng tai, ứ đọng dịch tiết trong thùng tai, tạo mủ do nhiễm khuẩn. Có hai thời kỳ :
- Thời kỳ ứ mủ: Trẻ có một số biểu hiện như sốt, sổ mũi, đau tai, một số bé thường kèm rối loạn tiêu hóa, soi tai thấy màng tai đỏ, phồng.
- Thời kỳ vỡ mủ: Sau vài ngày triệu chứng giảm đi, hết sốt không đau tai.
- Viêm tai giữa có tràn dịch (OME): Ở giai đoạn hết nhiễm trùng, dịch có thể tiếp tục tích tụ trong tai giữa. Trường hợp này không có những triệu chứng rõ ràng và có thể có cảm giác nặng tai.
3. Nguyên nhân nào gây ra viêm tai giữa?
Nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh này là do nhiễm trùng đường hô hấp rồi lan đến tai. Bởi khi ống nối hầu với tai giữa bị tắc sẽ làm dịch tích tụ phía sau màng nhĩ. Đây là điều kiện lý tưởng cho vi khuẩn phát triển, từ đó gây ra tình trạng đau và viêm. Có rất nhiều yếu tố lây nhiễm góp phần vào sự hình thành và phát triển của bệnh viêm tai giữa:
- Hệ thống miễn dịch yếu: khi “lớp lá chắn” bảo vệ non yếu, vi khuẩn, virus có thể dễ dàng xâm nhập.
- Viêm nhiễm cấp ở mũi họng: bệnh thường xuất hiện đồng thời hoặc ngay sau viêm nhiễm cấp ở mũi họng.
- Khuynh hướng di truyền: Các nghiên cứu đã chứng minh và chỉ ra mối liên hệ giữa di truyền và bệnh viêm tai giữa.
- Rối loạn chức năng sinh lý của vòi nhĩ: Tăng nguy cơ vi khuẩn xâm nhập
- Do môi trường sống: Khá nhiều phụ huynh vẫn chủ quan với điều này! Thực tế, việc sống trong môi trường ô nhiễm, nhiều bụi mịn, khói thuốc,... cũng khiến trẻ dễ mắc các bệnh về đường hô hấp trên, dẫn đến viêm tai giữa.
4. Triệu chứng của viêm tai giữa
- Đau tai
- Cáu gắt
- Khó ngủ
- Sốt
- Gặp vấn đề về thính giác
- Buồn nôn và ói mửa
- Tiêu chảy
- Giảm thèm ăn
Đối với trẻ nhỏ, thường có các triệu chứng bao gồm:
- Trẻ thường sốt cao (39-40 độ C)
- Rối loạn tiêu hóa
- Quấy khóc, trằn trọc và khó ngủ
- Ăn không được ngon miệng, “sợ ăn”
- Trẻ thường xuyên kéo vành tai
- Có dịch, mủ chảy ra từ bên trong ống tai ngoài
- Những mảng dịch, mủ khô lại và đóng vảy ở xung quanh tai
- Khi mẹ ấn vào tai hoặc kéo nhẹ vành tai, con bị đau nhói và quấy khóc
Nếu như bé nhà bạn có triệu chứng sốt không rõ nguyên nhân, quấy khóc và kéo vành tai, bố mẹ cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được khám kỹ càng về tai mũi họng. Việc phát hiện và điều trị bệnh viêm tai giữa sớm sẽ giúp giảm biến chứng không mong muốn do bệnh gây ra.
Nếu như không được phát hiện sớm, sau 2-3 ngày, bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn vỡ mủ. Lúc này, các triệu chứng kể trên đã thuyên giảm. Tuy nhiên đây là dấu hiệu cho thấy viêm tai giữa đã chuyển sang giai đoạn mãn tính.
5. Điều trị viêm tai giữa như thế nào?
Đối với viêm tai giữa cấp tính, điều trị dứt điểm viêm hô hấp trên, bao gồm việc sử dụng kháng sinh. Kháng sinh trong trường hợp này chủ yếu điều trị viêm mũi họng là chính. Đối với viêm tai giữa không tràn dịch thường không kèm theo nhiễm trùng, vậy nên kháng sinh không có hiệu quả.
Để điều trị hiệu quả viêm tai giữa, bạn cần đến các cơ sở y tế, bác sĩ sẽ căn cứ vào độ tuổi, sức khỏe, tình trạng để xem xét về mức độ viêm, nhiễm, và đưa ra phác đồ điều trị thích hợp. Đối với trẻ nhỏ, bố mẹ có thể chăm sóc trẻ như sau:
- Vệ sinh viêm tai giữa: Sử dụng khăn mềm để lau vành tai và phần ống tai ngoài, chú ý không cố gắng lau sâu vào bên trong tai. Mẹ có thể sử dụng dung dịch vệ sinh tai chuyên dụng nhỏ vào tai theo chỉ định của bác sĩ.
- Vệ sinh mũi họng: Tai, mũi, họng của trẻ nhỏ là những cơ quan có sự liên kết chặt chẽ với nhau. Vì vậy, bên cạnh vệ sinh tai, mẹ cần vệ sinh mũi họng cho bé hàng ngày để nhanh khỏi bệnh. Đối với trẻ sơ sinh, mẹ có thể rơ lưỡi cho bé bằng nước muối sinh lý. Đối với trẻ nhỏ, mẹ nên sử dụng dung dịch xịt mũi và xịt họng chuyên biệt, có nguồn gốc từ thảo dược thiên nhiên.
- Tăng cường đề kháng: Hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ rất dễ bị tấn công bởi virus, vi khuẩn gây bệnh. Việc tăng cường sức đề kháng sẽ giúp giảm các triệu chứng chán ăn, mệt mỏi, đuối sức,… ở trẻ do tình trạng viêm tai giữa gây ra.
Liên hệ KOKASI để được tư vấn miễn phí!
Sản phẩm khuyến mãi
Khuyến mãi mỗi ngày