Tiêu chảy ở trẻ và những điều ba mẹ cần lưu ý

Tiêu chảy ở trẻ và những điều ba mẹ cần lưu ý

Tiêu chảy ở trẻ là tình trạng thường gặp, theo tổ chức Y tế thế giới (WHO) thì tiêu chảy chính là nguyên nhân phổ biến dẫn tới tình trạng tử vong ở trẻ tại các nước đang phát triển như Việt Nam.

Hãy cùng KOKASI tìm hiểu về nguyên nhân, cách điều trị và phòng ngừa cũng như những điều cần lưu ý giúp bố mẹ chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho bé yêu.

Nguyên nhân gây ra tình trạng tiêu chảy ở trẻ

Nhiễm trùng đường ruột

Đây là nguyên nhân hàng đầu gây nên tiêu chảy ở trẻ. Có nhiều loại virus, vi khuẩn và ký sinh trùng là tác nhân khiến đường ruột của trẻ bị nhiễm trùng. Trong đó, Rota virus là phổ biến nhất, chúng có khả năng lây lan mạnh và làm bùng phát dịch tiêu chảy.

Một số nguyên nhân khác

Có nhiều nguyên nhân khác dẫn khác dẫn tới tình trạng tiêu chảy ở trẻ bao gồm: 

  • Chứng kích thích ruột, bệnh Crohn, bệnh Celiac hay dị ứng thức ăn. 
  • Việc sử dụng kháng sinh kéo dài cũng có thể khiến trẻ bị tiêu chảy.
  • Chế độ ăn uống chưa hợp lí, khoa học 

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ tiêu chảy ở trẻ

  • Những bé mới bắt đầu giai đoạn ăn dặm (từ 6-11 tháng tuổi)
  • Trẻ bị suy dinh dưỡng có nguy cơ bị tiêu chảy cao hơn những bé đủ chất, khỏe mạnh
  • Trẻ bị suy giảm miễn dịch (ví dụ như bé vừa bị mắc sởi hoặc bị lây HIV từ mẹ)
  • Mùa mưa, mùa khô lạnh tạo điều kiện thuận lợi cho các loại virus, vi khuẩn gây tiêu chảy sinh sôi và phát triển mạnh.
  • Mẹ không đảm bảo vệ sinh cho bé: Chưa vệ sinh sạch sẽ bình nước, đồ chơi, không vệ sinh tay cho trẻ,…

Những điều ba mẹ cần lưu ý khi chăm sóc trẻ

Khi nào đến đưa trẻ đến gặp bác sĩ?

Nếu như trẻ có những dấu hiệu dưới đây, bố mẹ hãy nhanh chóng đưa trẻ đến gặp bác sĩ để nắm bắt tình trạng và đưa ra phương án điều trị kịp thời nhé:

  • Trẻ dưới 6 tháng tuổi;
  • Đi ngoài phân lẫn máu;
  • Đau bụng dữ dội;
  • Tiêu phân lỏng nước, mùi hôi tanh
  • Đi ngoài phân lỏng nhiều lần (> 2 lần/giờ);
  • Trẻ không có cảm giác thèm ăn, thậm chí không muốn ăn bất cứ món gì;
  • Trẻ nôn mọi thứ sau ăn;
  • Trẻ lừ đừ, không chơi đùa;
  • Trẻ quấy khóc liên tục;
  • Trẻ có dấu hiệu mất nước;
  • Sốt cao liên tục khó hạ;
  • Các dấu hiệu bệnh nặng khác: thở mệt, vã mồ hôi, mê man…
  • Trẻ có cơ địa đặc biệt: béo phì, suy dinh dưỡng, bệnh mạn tính (tim mạch, suy giảm miễn dịch…).

Chế độ dinh dưỡng

  • Bù nước và điện giải Orezol cho trẻ (pha theo đúng liều lượng và hướng dẫn): Tiêu chảy gây nên tình trạng mất nước, việc bổ sung nước đầy đủ sẽ giúp bé nhanh chóng lấy lại sức, giảm triệu chứng bệnh.

  • Duy trì chế độ ăn khoa học cho bé với các thực phẩm giàu đạm, bột đường và vitamin. Chia thành nhiều bữa nhỏ giúp con dễ hấp thu hơn.
  • Bổ sung kẽm: Khi trẻ tiêu chảy sẽ thiếu kẽm vì thế mẹ cần bổ sung vi chất này cho con, kết hợp với men vi vinh giúp hệ tiêu hóa của con cải thiện tốt hơn
  • Nhiều mẹ có thói quen khi thấy trẻ không ăn uống được, sẽ sử dụng sữa thay cho các bữa ăn. Nhưng mẹ ơi, sữa chứa nhiều vi chất nhưng lại là thực phẩm dễ khiến bạn gặp tình trạng tiêu chảy. Đồng thời, các loại thức ăn có nhiều chất xơ cũng không được khuyến khích dùng cho trẻ em bị tiêu chảy.

Sản phẩm khuyến mãi

Khuyến mãi mỗi ngày