Tiêu chảy cấp và những điều bạn cần biết

Tiêu chảy cấp và những điều bạn cần biết

Tiêu chảy cấp là một dạng tiêu chảy mà tình trạng tiêu chảy kéo dài dưới 14 ngày. Bệnh này gây nên tình trạng mất nước và điện giải, có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Hãy cùng KOKASI tìm hiểm về tiêu chảy cấp trong bài viết dưới đây!

Tiêu chảy cấp là gì?

Tiêu chảy cấp là bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm bao gồm các triệu chứng chính là tiêu chảy, nôn, mất nước, rối loạn điện giải, nếu không được điều trị kịp thời có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm.

  • Tiêu chảy kéo dài dưới 2 tuần được gọi là tiêu chảy cấp.
  • Tiêu chảy mãn tính kéo dài hơn 4 tuần. 

Nguyên nhân gây nên tình trạng tiêu chảy cấp

Các nguyên nhân chính bao gồm:

  • Virus: Virus Norwalk, cytomegalovirus và hepatitis. Trong đó, Rotavirus là một nguyên nhân phổ biến của tiêu chảy cấp ở trẻ em, cong người lớn là norovirus.
  • Vi khuẩn: E.coli, Shigella, Tả, Campylobacter Jejuni , Salmonella …
  • Ký sinh trùng: Giardia, Cryptosporidium, amip
  • Các nhiễm trùng khác: nhiễm khuẩn hô hấp, nhiễm khuẩn tiết niệu, Viêm màng não
  • Thuốc kháng sinh: Chúng tiêu diệt cả vi khuẩn tốt và xấu, có thể gây mất cân bằng tự nhiên của vi khuẩn trong ruột. Một số loại thuốc có thể gây tiêu chảy như: thuốc ung thư và thuốc kháng axit có magie
  • Không dung nạp Lactose: Lactose là một loại đường có trong sữa. Những người gặp vấn đề trong việc tiêu hóa đường sữa bị tiêu chảy sau khi ăn các sản phẩm từ sữa. 
  • Fructose – một loại đường được tìm thấy tự nhiên trong trái cây và mật ong. Ở những người gặp vấn đề  trong việc tiêu hóa fructose, nó có thể dẫn đến tiêu chảy.
  • Sorbitol và mannitol – chất làm ngọt nhân tạo có trong kẹo cao su và một số sản phẩm không đường khác – có thể gây tiêu chảy ở một số người khỏe mạnh.

Triệu chứng tiêu chảy cấp

Tiêu chảy cấp xâm nhập

Người bệnh bị sốt, đi ngoài phân lỏng, có máu. Thường xảy ra với người bị tiêu chảy do nhiễm ký sinh trùng hoặc do viêm ruột xuất tiết. 

Tiêu chảy cấp không xâm nhập

Người bệnh không bị sốt, đi ngoài phân lỏng, không có máu trong phân, Thường xảy ra với người bị tiêu chảy do nhiễm virus

Một số triệu chứng khác 

Cả 2 nhóm tiêu chảy này đều kèm theo một số triệu chứng khác bao gồm:

  • Đau bụng: Cơn đau nhói hay đau âm ỉ và đau tăng lên khi đi đại tiện.
  • Nôn: Nôn ra thức ăn, nước và thậm chí là dịch mật.
  • Sút cân nhanh
  • Da khô, khát nước
  • Ít hoặc không đi tiểu
  • Mệt mỏi, chóng mặt
  • Nước tiểu sẫm màu

Phòng bệnh tiêu chảy cấp như thế nào

Chủ động phòng ngừa tiêu chảy cấp là việc cần thiết để bảo vệ sức khỏe của bản thân và cả gia đình.

Tăng cường vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường:

  • Rửa tay bằng xà phòng và nước sạch, đặc biệt là trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
  • Bảo đảm vệ sinh nhà cửa và môi trường xung quanh.
  • Hạn chế ra vào vùng đang có dịch.

Bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm

  • Thực hiện ăn chín, uống sôi, không uống nước lã.
  • Hạn chế ăn các thức ăn dễ bị nhiễm khuẩn chưa được chế biến và nấu chín, các thức ăn còn sống như gỏi cá, tiết canh, nem chua…
  • Lựa chọn nguồn thực phẩm an toàn, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, không sử dụng thực phẩm quá hạn sử dụng.
  • Chú ý bảo quản thức ăn khoa học, nếu chỉ sử dụng ngay sau một thời gian ngắn thì đậy lồng bàn, để nơi mát, thoáng gió; nếu muốn để lâu (vài tiếng trở lên) thì phải cho vào tủ lạnh, lưu ý tủ lạnh phải để ở mức độ đủ lạnh cần thiết.
  • Rửa tay bằng xà phòng trước khi chế biến thức ăn để đảm bảo không làm nhiễm mầm bệnh từ tay bẩn vào thức ăn.

Với trẻ nhỏ, bên cạnh việc xây dựng thực đơn dinh dưỡng, giữ gìn vệ sinh cho trẻ, ba mẹ hãy thực hiện tiêm chủng cho bé nhé.

Sản phẩm khuyến mãi

Khuyến mãi mỗi ngày