Sốt co giật ở trẻ - nguy hiểm hay không, nên làm thế nào?

Sốt co giật ở trẻ - nguy hiểm hay không, nên làm thế nào?

Giai đoạn chuyển mùa đánh dấu tăng đột biến trẻ sốt do virut , viêm đường hô hấp. Đi đôi với đó là trẻ sốt co giật khiến nhiều mẹ hoang mang. Dưới đây là các lưu ý cho các mẹ nhé. 

  • Sốt co giật là tình trạng co giật do sốt mà không thấy bằng chứng của bệnh lý thần kinh trung ương hay rối loạn điện giải cấp tính. Thường gặp từ giữa tháng 6 - 5 tuổi, đỉnh cao là cuối năm 2 tuổi. Tỷ lệ là 2-5% trẻ bị nhất là trẻ sinh ra trong gia đình có tiền căn co giật. 
  • Khả năng tái phát co giật càng cao khi tuổi khởi phát càng nhỏ. 50% bé co giật tái sau 6 tháng. 75%  bé tái sau 1 năm và 90% bé tái lại trong vòng 2 năm. Những bé có giật khi sốt thấp(38 độ) hoặc chưa đến 1 giờ sốt đã co giật thì tỷ lệ tái phát cao. Tỷ lệ chung tầm 30% trẻ tái phát. 
  • Có hai loại sốt co giật 
    • Đơn giản : Ngắn ( dưới 15 p) xảy ra đơn độc khi sốt nhưng không kèm nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương
    • Phức tạp : Kéo dài trên 15 p. Hoặc xảy ra nhiều hơn 1 lần /1 ngày. Loại này nguy hiểm nhất vì có thể nhiễm trùng thần kinh trung ương nguyên phát, bệnh lý cấu trúc hoặc chuyển hoá. Nếu lặp lại có thể bị rối loạn nặng hơn hoặc động kinh. 
  • Khi trẻ sốt co giật nên làm gì?
    • Nếu co giật đơn giản kèm sốt vẫn dùng kháng sinh cho đến khi bé ổn.  
    • Nếu bé sốt co giật phức tạp lần đầu nên làm điện não đồ ( chưa cần thiết chọc dò tuỷ hoặc chụp CT- scan) qua đó đánh giá khả năng nhiễm trùng hệ thần kinh. Đo điện não đồ sau cơn có thể cung cấp thông tin về tình trạng bệnh. Sóng chậm toàn thể sau cơn thì là bình thường. Nếu khú trú rõ rệt có thể gợi ý bất thường cấu trúc hệ thần kinh. 
    • Nguy cơ động kinh sau sốt co giật là 2%. Hay xảy cao với bé có tiền căn gia đình , bất thường về thần kinh hoặc phát triển trước đây, co giật phức tạp. Cứ 1 trong 3 yếu tố đó cộng thêm 3%. Bé nào sốt co giật + 1 yếu tố thì 5% nguy cơ động kinh. Cả 3 thì nguy cơ là 11%. 
    • Nếu bé sốt co giật đơn giản thì nguy cơ tử vong, tổn thương thần kinh trung ương , suy giảm nhận thức bằng không, gần như không vấn đề gì. Biến chứng này thường xảy ra với bé sốt co giật phức tạp nhưng nguy cơ không cao. Nhưng nếu bé sốt co giật phức tạp mà tái phát thì khả năng suy giảm nhận thức bị nhé. 
  • Hầu hết bé số co giật đơn giản không cần uống thuốc chống co giật. Những bé sau mới cần dùng :
    • Trẻ sốt co giật lúc nhỏ và hay tái phát
    • Trẻ sốt co giật kèm bất thường thần kinh
    • Trẻ sốt co giật phức tạp

⛔⛔⛔ Tuy nhiên chia sẻ thật với các bạn: phản ứng phụ thuốc nhiều hơn là giảm nguy cơ tái phát , và không giúp cải thiện việc xuất hiện động kinh hay giúp bé cải thiện nhận thức, vận động. Cân nhắc kỹ hoặc tham khảo một Bs nhi tốt. Ngoài ra đa số thuốc chống co giật khiến bé tổng hợp  vitamin D thấp, bổ sung thêm vitamin D3 tránh còi xương. Vì khi còi xương bé hay ốm vặt, sốt lại co giật tạo thành vòng luẩn quẩn 

Về cơ bản , các bác sĩ nhi khoa khuyến cáo sử dụng thuốc hạ sốt tích cực giúp bé dễ chịu và với bé co giật đơn giản có giá trị  
Nhưng : Không chắc chắn hoặc làm giảm nguy cơ co giật với bé có tiền căn co giật phức tạp. Nếu bé bị vẫn co giật như bình thường. 
Nói chung uống khi sốt vẫn là lựa chọn

KHI BÉ BỊ SỐT CO GIẬT THÌ LÀM SAO. 

✅ Để bé nằm thoáng, nới lỏng quần áo, không được ôm ghì bé và cho uống thuốc hạ sốt, không cho bé cắn hay nhét gì vào miệng bé vì sợ bé cắn lưỡi( yên tâm ko cắn )  mà nên đặt thuốc hạ sốt đường hậu môn. 
✅ Lau người cho bé bằng nước ấm, lách đến các chi. Đo thời gian bé co giật. Khi bé khỏi co giật để bé nằm im, nghiêng bên trái đưa đến cơ sở y tế gần nhất.

NẾU BÉ SANG THƯƠNG NÃO DO CO GIẬT ĐIỀU TRỊ THẾ NÀO? HÃY ĐẶT LỊCH KHÁM TẠI KOKASI CÙNG BÁC SĨ TÔ QUANG HUY ĐỂ KIỂM TRA TÌNH TRẠNG CỦA BÉ NHÉ

"

Sản phẩm khuyến mãi

Khuyến mãi mỗi ngày