Khó học - Tại sao con không chịu học hoặc học kém?

Khó học - Tại sao con không chịu học hoặc học kém?

Đây là vấn đề rất được quan tâm của nhiều bậc phụ huynh khi bé bắt đầu đến trường, bởi nhiều nguyên nhân khác nhau: lo ngại con kém hơn bạn bè cùng trang lứa, lo con sau này khó tiếp thu được kiến thức, phát triển chậm, ảnh hưởng tới tương lai của con. Khó học do nhiều nguyên nhân và nó có thể xảy ra ở bất cứ lứa tuổi nào. Điều đó không chỉ ảnh hưởng đến tâm lý phụ huynh, mà bản thân trẻ cũng thấy thấy khó chịu , để lâu dẫn tới rối loạn hành vi, stress. Nếu để tình trạng này kéo dài, trẻ rất dễ nản trí, bỏ học, suy nghĩ sai lệch và tiêu cực, lạm dụng chất gây nghiện hoặc phạm pháp, ảnh hưởng bé tương lai và quá trình phát triển của trẻ.

Vậy vấn đề được đặt ra cho các Bác Sĩ giai đoạn đầu ở đây là nhận ra những trẻ khó học, giúp gia đình bé nhận ra nguyên nhân, đề ra các phương án khắc phục. Nếu một Bác Sĩ thực sự giỏi về Nhi khoa, trong quá trình thăm khám các bé 2-3 lần chịu khó quan sát , hỏi han bố mẹ và tổng kết sự phát triển của bé sẽ nhận ra ngay những bé có nguy cơ chậm phát triển , có vấn đề xảm xúc và xã hội , những bé đó đa số là khó học.

NHỮNG VẤN ĐỀ NÀO GỢI Ý BÉ KHÓ HỌC

- Trẻ chậm phát triển ngôn ngữ hoặc khó khăn trong hiểu ngôn ngữ, nhưng nghe nhìn vẫn bình thường.

- Trẻ khó làm theo hướng dẫn.

- Trẻ khó khăn trong việc học chữ cái và màu sắc.

- Trẻ khó khăn khi đọc hiểu, đặc biệt khi tiếp cận với toán học hoặc đọc viết chậm so với bé cùng tuổi.

- Trẻ không muốn đọc to, viết bài hay làm bài tập về nhà

- Hay bị điểm kém, lười khi ở trường, không hoàn thành nhiệm vụ được giao.

- Có những rối loạn về hành vi hoặc không tập trung trong lớp.

- Có người thân khó học hoặc học chưa hết cấp 3.

NGUYÊN NHÂN GÂY KHÓ HỌC Ở BÉ.

1, Bé chưa sẵn sàng đến trường.

Nhiều trẻ khó học do chưa sẵn sàng trải nghiệm ở trường, về mặt xã hội hay thể chất, chúng chưa được chuẩn bị kỹ năng giao tiếp, đọc và viết như các bạn bằng tuổi, hoặc văn hoá gia đình trẻ không đặt nặng việc học hành. Đôi khi chính ngôi trường bạn chọn cho bé cũng không sẵn sàng dạy con bạn. Để hạn chế được điều đó, chúng ta phải nắm vững những vấn đề sau:

Dấu hiệu trẻ sẵn sàng đến trường

- Sức khoẻ tốt, vận động tốt

- Về mặt xã hội và cảm xúc: Biết thứ tự trước sau, biết xếp hàng đến lượt, hợp tác với thầy cô và bạn bè, có sự đồng cảm với bạn, biết thể hiện cảm xúc.

- Khi tiếp cận với việc học: hăng hái, tò mò, gia đình khuyến khích việc học.

- Ngôn ngữ: Hiểu và nói được các ngôn ngữ sử dụng trên lớp, đủ vốn từ vựng, nói ra được suy nghĩ và cảm nhận được câu chuyện, viết và vẽ được.

- Kết hợp được chữ âm - chữ cái, nhận thức được không gian và các con số.

Chuẩn bị cho bé đến trường

- Bố hoặc mẹ nên tốt nghiệp hết cấp 3, điều này không chỉ tốt cho tinh thần của bé, bé có thể học hỏi được nhiều từ bố mẹ bởi vì bố mẹ là những người thường xuyên tiếp xúc với bé. Ngoài ra khi có đủ kiến thức, các bậc phụ huynh sẽ cảm thấy tầm quan trọng của việc học, việc học hành sẽ như thế nào, cảm thông với bé và có những biện pháp giúp bé học tốt nhất.

- Chăm sóc trước sinh tốt cho mẹ để bé khoẻ

- Dinh dưỡng hợp lý cho bé và mẹ

- Chăm sóc toàn diện cho trẻ

- Hoạt động thể chất hằng ngày

- Bố mẹ dành thời gian giúp bé học tập

- Đưa những trẻ không được nuôi dạy tốt đến trường mầm non tốt.

2, Nguyên nhân do sức khoẻ, tinh thần và các vấn đề phát triển.

Khó học có thể do giới hạn về nhận thức, rối loạn ngôn ngữ hay rối loạn nghe nhìn, hoặc bé có vấn đề về cảm xúc và hành vi, có bệnh mạn tính ảnh hưởng đến việc tập trung của trẻ.... như:

- Bé có vấn đề về nghe, nhìn.

- Bé bị mất ngủ, khiến bé khó tập trung và khó chịu.

- Bé bị rối loạn tăng động, giảm chú ý.

- Bé trải qua trải nghiệm không tốt trong cuộc sống: Chứng kiến chấn thương, bạo lực gia đình, thiên tai, gia đình li tán, bố mẹ li dị, bố mẹ nghiện ngập, bé bị bỏ bê, người thân mất.... dẫn tới bé bị stress.

- Trẻ bị lo âu.

- Trẻ bị trầm cảm.

- Thể chất bé yếu, mắc các bệnh mạn tính

- Trẻ lớn dùng chất gây nghiện: rượu bia thuốc lá ...

- Trẻ rối loạn hành vi hoặc chống đối

- Trẻ rối loạn phổ tự kỷ.

Dựa vào các yếu tố trên, bác sĩ và gia đình đánh giá tình trạng của bé một cách toàn diện: thể chất , tinh thần và cảm xúc. Qua đó đưa ra chiến lược tốt nhất giúp bé học tập và phát triển tốt.

BIỆN PHÁP CHĂM SÓC TRẺ KHÓ HỌC.

Chúng ta nên phát hiện sớm trẻ khó học hoặc có nguy cơ khó học để chăm sóc bé cho tốt:

- Toàn bộ thành viên trong gia đình và bản thân bé phải nhận thức đúng tầm quan trọng của việc phát triển khỏe mạnh của bé, cùng tham gia giúp đỡ bé, điều trị dứt điểm các bệnh lý về thể chất khiến bé khó khăn trong quá trình học hành. Giải quyết tốt vấn đề về phát triển tâm trí cho bé. Khuyến khích bé có các thói quen lành mạnh: thể dục, tham gia hoạt động bên ngoài, ăn uống điều độ, ngủ đúng giờ, không lạm dụng tivi, điện thoại, và đặc biệt bố mẹ dành thời gian trong ngày giúp bé học tốt (Điều này không chỉ tốt cho bé, mà tâm lý bé cũng được cải thiện, bé sẽ cảm thấy bố mẹ rất yêu thương và quan tâm bé). Ngoài ra, phụ huynh nên bổ sung omega và citicolin nếu bé có dấu hiệu chậm phát triển.

- Giúp bé giảm stress: Không nên để bé thấy những điều không hay trong cuộc sống gia đình : khó khăn tài chính , cãi nhau , bạo lực gia đình. Tìm nguyên nhân ở bé hay ở chính bố mẹ.

- Nếu cần thiết, bố mẹ phải thay đổi một số thói quen không tốt của bản thân để giúp đỡ bé. Như: Nên khuyến khích và thường xuyên động viên con cái (kể cả những sở thích cá nhân lành mạnh của các bé, để bé tự tin phát triển bản thân, chia sẻ suy nghĩ, gần gũi với bố mẹ nhiều hơn). Không nên so sánh con mình với trẻ khác để duy trì lòng tự trọng của bé. Khuyến khích bé bằng những món quà mà không liên quan đến việc học, động viên bé tham gia các hoạt động ngọai khoá để có trải ngiệm xã hội (dã ngoại, học nhóm ...).

Bố mẹ nên hướng dẫn tận tình cho bé khi bé khó khăn với việc làm bài tập về nhà: Yêu cầu bé hoàn thành đúng thời gian, không để tích lại, tìm bạn có thể giúp bé giải bài tập, hướng dẫn trẻ sử lý thành từng phần một, không được làm giúp bé, khen ngợi bé khi bé hoàn thành bài tập về nhà, khi làm bài tập về nhà (những bài tập tư duy cơ bản của trẻ nhỏ chưa nhất thiết phải sử dụng mạng điện tử để tra cứu thông tin) không nên để bé sử dụng tivi, điện thoại, bé có thể lạm dụng để giải trí, mất tập trung làm bài tập. Tới thời điểm thi cử, bố mẹ nên dành thời gianh giúp bé ôn thi, điều này không chỉ giúp bé học tốt hơn, bé còn cảm nhận được tầm quan trọng, sự quan tâm và hiểu tình trạng học của bé trong lòng bố mẹ.

- Theo dõi xem bé có bị trêu chọc ở trường không để tìm hướng sử lý

- Các quy định tại trường bé học có phù hợp với bé không, kể cả kiến thức được truyền tải, xem phù hợp với bé thời điểm hiện tại không để cân nhắc chuyển trường.

- Tổng kết lại xem tiến triển của bé đến đâu.

VÀ NẾU CẦN THIẾT, CÁC BẠN PHẢI CHO BÉ DỪNG LẠI MỘT NĂM HỌC ĐỂ BÉ SẴN SÀNG CHO VIỆC HỌC.

Nguồn: Bác sĩ Tô Quang Huy

Sản phẩm khuyến mãi

Khuyến mãi mỗi ngày