Động kinh

Động kinh

 

Động kinh là một rối loạn thần kinh mãn tính rất phổ biến và dẫn đến các hậu quả xã hội, hành vi, sức khỏe và kinh tế. Bệnh động kinh có thể được điều trị một cách hợp lý với các loại thuốc chi phí thấp. Đối với nhóm bệnh nhân này, có các lựa chọn điều trị phẫu thuật, ăn kiêng và kích thích thần kinh để cải thiện khả năng kiểm soát cơn co giật và chất lượng cuộc sống.

1. Bệnh động kinh là gì?

Động kinh là biểu hiện của rối loạn chức năng hệ thần kinh trung ương (bao gồm: ý thức, vận động, phản xạ, cảm giác, thực vật) theo từng cơn do sự phóng điện đột ngột, quá mức và đồng thời của các neuron. Động kinh là một rối loạn thần kinh mạn tính đặc trưng bởi các cơn co giật lặp đi lặp lại (cách nhau > 24 h), bởi một cơn co giật có khả năng tái phát mạnh (ít nhất 60%) hoặc chẩn đoán hội chứng động kinh. Nó ảnh hưởng đến mọi người ở mọi lứa tuổi và dẫn đến các hậu quả xã hội, hành vi, sức khỏe và kinh tế cho bệnh nhân và gia đình của họ. Các cơn động kinh là sự rối loạn chức năng của hệ thần kinh trung ương với những đặc điểm như sau: Xảy ra có tính định kỳ Bệnh nhân mất ý thức hoàn toàn ngay từ đầu (luôn bị rối loạn trong cơn động kinh) Xuất hiện/Xảy ra trong thời gian ngắn (3 -5 phút). Cơn sau giống cơn trước Các neuron phóng điện đột ngột Cơn động kinh xuất hiện đột ngột, quá mức, bệnh nhân không kịp đề phòng. Cơn động kinh tự thoái lui, không cần điều trị.

2. Phân loại

Cơn động kinh toàn thể: Sự phóng điện lan tỏa đồng đều, đối xứng ở cả 2 bán cầu não với triệu chứng lâm sàng: Đối xứng, đồng đều. Cơn động kinh cục bộ: Sự phóng điện khu trú ở 1 phần của vỏ não với đặc điểm là rối loạn chức năng từng phần Cơn động kinh cục bộ toàn thể thứ phát: Thường xuất hiện do thất bại sau điều trị cơn động kinh cục bộ.

3. Nguyên nhân gây ra bệnh động kinh

Tùy thuộc vào lứa tuổi. Lứa tuổi sơ sinh, trẻ nhỏ: Bất thường bẩm sinh hoặc do sang chấn sản khoa. Tuổi trưởng thành: Chấn thương sọ não, khối u phát triển nội sọ: u não, apxe não. Động kinh tuổi già: Nhồi máu máu não, tổn thương mạch máu não. Ngoài ra có thể bao gồm các nguyên nhân khác như: co giật phức tạp do sốt cao, di chứng viêm màng não, viêm não

4. Triệu chứng lâm sàng của bệnh động kinh

Đại đa số bệnh nhân động kinh, được điều trị đầy đủ, có thể sống một cuộc sống bình thường. Tuy nhiên, một số bệnh nhân có các bệnh đi kèm nghiêm trọng như rối loạn tâm thần và chậm phát triển trí tuệ.

4.1. Động kinh cơn lớn (Cơn co cứng – co giật toàn thể)

Thường gặp ở người lớn. Với các yếu tố kích thích lên cơn bao gồm: stress, rối loạn giấc ngủ, ánh sáng nhấp nháy …Thời gian xảy ra thường kéo dài < 5 phút, gồm 3 giai đoạn: Giai đoạn co cứng diễn ra trong vòng 10 – 20s Bệnh nhân mất ý thức đột ngột – hoàn toàn ngay từ đầu. Co cứng toàn bộ cơ thể từ trên xuống dưới (Co cứng cơ hầu họng sau đó đến cơ chi trên và các cơ chi dưới). Bệnh nhân có những tiếng hét hoang dã, chói tai. Kèm theo rối loạn thần kinh thực vật nghiêm trọng: Tăng huyết áp, nhịp tim nhanh. Giai đoạn co giật diễn ra trong 30s Bệnh nhân co giật toàn thân nhịp nhàng: Co các cơ chi trên và cơ chi dưới. Tăng tiết đờm dãi: Tiết nhiều có thể dẫn tới suy hô hấp, ngừng thở, tím tái, sùi bọt mép, cắn vào lưỡi. Bệnh động kinh, Động kinh, co giật, co giật, động kinh cơn nhỏ, động kinh cơn lớn Bệnh nhân động kinh ở giai đoạn co giật có biểu hiện co các cơ chi và tăng tiết đờm dãi Giai đoạn doãi mềm Các cơ doãi mềm hoàn toàn (doãi cơ vòng dẫn đến đái dầm). Ý thức bệnh nhân thu hẹp rồi phục hồi dần dần. Khi tỉnh lại sau cơn động kinh, bệnh nhân không nhớ gì.

4.2. Động kinh cơn nhỏ (Cơn vắng ý thức) (10 – 20s)

Thường gặp ở trẻ em, có thể gây chậm lớn ở trẻ. Tiên lượng bệnh tốt tuy nhiên có thể chuyển sang động kinh cơn lớn. Biểu hiện của cơn động kinh nhở là xuất hiện đột ngột, làm gián đoạn tất cả hoạt động bệnh nhân đang làm, ngồi/đứng bất động, vẻ mặt đờ đẫn, cái nhìn trống rỗng, ánh mắt xa xăm. Khi hết cơn, bệnh nhân không nhớ gì.

5. Điều trị bệnh động kinh

5.1. Điều trị nội khoa

Nguyên tắc điều trị bệnh động kinh Chọn thuốc phù hợp với từng loại cơn động kinh, dò liệu lượng trên từng đối tượng cơ thể người bệnh. Dùng liều từ thấp đến liều cao; Tăng dần đến khi cắt cơn; Duy trì liều có tác dụng. Thuốc dùng hàng ngày, đúng và đủ liều quy định: không tự ý giảm liều hoặc dừng thuốc đột ngột. Ưu tiên đơn trị liệu. Hạn chế dùng hai hay nhiều thuốc điều trị cùng lúc. Theo dõi chặt chẽ các tác dụng phụ trong quá trình điều trị để khắc phục. Sinh hoạt điều độ: Kiêng rượu, bố trí công việc hợp lý. Động kinh có thể được điều trị một cách hợp lý bằng thuốc chi phí thấp như thuốc chống động kinh truyền thống: carbamazepin, phenobarbital, phenytoin, acid valproic và benzodiazepines. Bệnh động kinh, Động kinh, co giật, co giật, động kinh cơn nhỏ, động kinh cơn lớn Chọn thuốc phù hợp với từng loại cơn động kinh và thực hiện dò liều trên BN Acid valproic: thuốc điều trị khởi đầu cho phần lớn cho các dạng động kinh. Phenytoin và Carbamazepin: sử dụng trong động kinh co cứng co giật và động kinh cục bộ Barbituric (Phenobarbital, Gardenal) điều trị động kinh toàn thể, động kinh cục bộ Ethosuximide (Zarontin): điều trị cơn vắng ý thức

5.2. Điều trị ngoại khoa

Chỉ định trong các trường hợp: Do tổn thương cục bộ ở vỏ não dẫn đến động kinh cục bộ. Phẫu thuật áp dụng trong các trường hợp: Giải quyết vị trí của ổ động kinh nằm ở vùng có thể giải quyết bằng phẫu thuật hay nguyên nhân gây động kinh – phẫu thuật (u não, khối máu tụ não).

6. Chế độ ăn cho bệnh nhân động kinh

Chế độ ăn keto (ketogenic) đã được sử dụng cho bệnh động kinh khó chữa trong nhiều năm. Là chế độ ăn giàu chất béo tốt, đủ protein và ít carbohydrate được sử dụng trong y học chủ yếu để điều trị bệnh động kinh. Thực đơn Keto giúp cơ thể đốt cháy năng lượng nhiều hơn mà không cần phải ăn uống kiêng khem nghiêm ngặt. Trong nhiều năm đã có nhiều nghiên cứu công bố cho thấy chế độ ăn Keto giúp cải thiện triệu chứng ở hơn một nửa số người tham gia. Năm 2008, trẻ em được điều trị bằng chế độ ăn Keto trong 3 tháng đã làm giảm trung bình 75% các cơn co giật ban đầu. Vào năm 2009, trong một nghiên cứu khác cho thấy có khoảng một phần 3 trẻ đáp ứng với chế độ ăn keto, làm giảm 90% hoặc nhiều hơn các cơn co giật ban đầu. Cũng như thế trong một nghiên cứu vào năm 2020 gần đây, những đứa trẻ ăn theo chế độ ăn Keto cổ điển trong vòng 6 tháng cho thấy tần suất có giật giảm đáng kể 66%. Bệnh động kinh, Động kinh, co giật, co giật, động kinh cơn nhỏ, động kinh cơn lớn Chế độ ăn Keto mang lại hiệu quả cao trong việc chống lại các cơn co giật Mặc dù chế độ ăn Keto cổ điển mang lại hiệu quả cao trong việc chống lại các cơn co giật ở những bệnh nhân bị động kinh tuy nhiên chế độ ăn này có thể khó tuân theo và cần sự giám sát chặt chẽ của bác sĩ thần kinh và chuyên gia dinh dưỡng. Mặt lựa chọn thực phẩm cũng còn khá nhiều hạn chế. Thực phẩm chủ yếu trong chế độ ăn keto bao gồm: Thịt, cá, bơ, trứng, phô mai, kem béo, dầu quả hạch, quả bơ, hạt, rau ít carbohydrate.

Sản phẩm khuyến mãi

Khuyến mãi mỗi ngày