Biểu hiện của bệnh tiêu chảy?
-
Người viết: Mr Linh
/
Tiêu chảy là tình trạng rối loạn tiêu hóa có thể gặp ở cả người lớn và trẻ em, việc nắm bắt những biểu hiện của bệnh tiêu chảy, sẽ giúp bạn có thể phát hiện và có biện pháp khắc phục sớm, bảo vệ sức khỏe cho bản thân và cả gia đình.
Hãy cùng KOKASI tìm hiểu về biểu hiện của bệnh tiêu chảy và khi nào thì cần đến gặp bác sĩ để có phương án điều trị thích hợp nhất trong bài viết dưới đây.
Nguyên nhân gây nên tình trạng tiêu chảy
Một số lý do phổ biến nhất khiến trẻ bị tiêu chảy bao gồm:
- Nhiễm virus (rotavirus), vi khuẩn (salmonella) và hiếm khi là ký sinh trùng (giardia). Trong đó, virus là nguyên nhân phổ biến nhất gây tiêu chảy ở trẻ.
- Ngộ độc thực phẩm cũng là một nguyên nhân phổ biến gây tiêu chảy. Các triệu chứng thường xuất hiện nhanh chóng gồm nôn mửa và có xu hướng hết trong vòng 24 giờ.
- Các nguyên nhân khác của tiêu chảy bao gồm như bệnh ruột kích thích, bệnh Crohn, dị ứng thực phẩm và bệnh celiac, một số bệnh khác
Biểu hiện của bệnh tiêu chảy
Biểu hiện của bệnh tiêu chảy ở người lớn
- Người bệnh cần điều trị sớm nếu xuất hiện các triệu chứng tiêu chảy dưới đây:
- Đầy bụng, sôi bụng; bụng cảm thấy khó chịu
- Đi ngoài liên tục, nhiều lần, lúc đầu phân lỏng, sau toàn nước
- Nôn, lúc đầu nôn ra thức ăn, sau chỉ nôn ra toàn nước trong hoặc màu vàng nhạt;
- Cơ thể mệt lả, có thể bị chuột rút
- Tình trạng mất nước từ nhẹ đến nặng như: khát nước, da khô, nhăn nheo, hốc hác, mắt trũng, mạch nhanh, huyết áp hạ, có khi không đo được huyết áp, tiểu tiện ít hoặc vô niệu, chân tay lạnh…
Biểu hiện của bệnh tiêu chảy ở trẻ nhỏ
Về cơ bản, tiêu chảy ở trẻ nhỏ có những triệu chứng tương đồng với tình trạng ở người lớn, tuy nhiên, trẻ có thể đi kèm một số biểu hiện dưới đây:
Biểu hiện thường thấy đầu tiên ở trẻ bị tiêu chảy là những cơn đau bụng quặn thắt, tiếp đó là đi ngoài phân lỏng nhiều lần. Tình trạng này lặp đi lặp lại trong nhiều ngày (trung bình từ 3 – 5 ngày). Đồng thời, trẻ còn gặp phải một số triệu chứng khác như:
- Sốt
- Mất cảm giác ngon miệng, biếng bú, biếng ăn, quấy khóc
- Buồn nôn (cảm giác khó chịu trước khi nôn)
- Sụt cân
- Mất nước.
Khi nào cần đến gặp bác sĩ?
Đa số các trường hợp tiêu chảy đều có khả năng tự khỏi và triệu chứng sẽ cải thiện trong vài ngày. Tuy nhiên, nếu như tình trạng này kéo dài hơn 2 ngày, người bệnh tốt nhất nên đến gặp bác sĩ để được chăm sóc và có phương án điều trị kịp thời.
Khi có các dấu hiệu dưới đây, hãy đến gặp bác sĩ:
- Đi ngoài ra máu.
- Đi ngoài phân đen, hắc ín.
- Sốt cao trên 38,3 độ C hoặc kéo dài hơn 24 giờ.
- Ỉa chảy kéo dài hơn 2 ngày.
- Buồn nôn và không thể uống chất lỏng thay thế.
- Đau dữ dội ở phần bụng (đặc biệt là vùng hạ sườn bên phải hoặc phần sau).
- Tiêu chảy sau khi đi từ nước ngoài trở về.
- Nước tiểu màu đậm.
- Lượng nước tiểu ít hơn bình thường.
- Nhịp tim nhanh.
- Nhức đầu.
- Da khô.
Với trẻ nhỏ, đặc biệt với trẻ dưới 6 tháng tuổi, trẻ có cơ địa đặc biệt (béo phì, suy dinh dưỡng,…) nếu như bé liên tục quấy khóc, bỏ bữa, mệt mỏi, không chơi đùa thì bố mẹ cần chú ý đưa bé đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám kịp thời.
Sản phẩm khuyến mãi
Khuyến mãi mỗi ngày