5 điều nên làm khi bị táo bón kèm máu

5 điều nên làm khi bị táo bón kèm máu

Táo bón kèm máu là tình trạng không quá hiếm gặp với những người thường xuyên bị táo bón, đây có thể là cảnh báo của nhiều bệnh lý nguy hiểm.

Trong bài viết hôm nay, hãy cùng KOKASI tìm hiểu những thông tin cơ bản về tình trạng táo bón kèm máu.

Nguyên nhân nào dẫn tới tình trạng táo bón kèm máu

Nhóm nguyên nhân nguyên phát

  • Táo bón có nhu động bình thường: do rối loạn cơ chế tống phân, xuất phát từ cơ thắt, cơ vòng hậu môn có vấn đề. 
  • Táo bón có nhu động chậm: Nhu động ruột hoạt động kém cũng là một nguyên nhân gây ra táo bón. Tình trạng này thường gặp hơn ở phụ nữ với các triệu chứng như chướng bụng, ít có nhu cầu đại tiện.
  • Táo bón do rối loạn chức năng sàn chậu:Do các khối cơ, dây chằng bị thoái hóa, dẫn đến không thể giữ cho các cơ quan ở vùng sàn chậu nằm đúng vị trí của chúng. Đặc trưng của táo bón ở nguyên nhân này phải kể đến là do rặn nhiều, đại tiện không hết phân, phải cần hỗ trợ mới tống phân ra ngoài hết được.

Nhóm nguyên nhân thứ phát

  • Do chế độ ăn uống: Chế độ ăn ít chất xơ, dư thừa chất béo có nguồn gốc từ động vật, ăn nhiều đường, cà phê, trà, rượu, uống không đủ nước;
  • Thói quen sinh hoạt: lười vận động; thường xuyên trì hoãn, nhịn việc đại tiện là nguyên nhân gây táo bón phổ biến. 
  • Mắc các bệnh lý thực thể: Táo bón kèm theo máu có thể là biểu hiện của một số bệnh lý như: bệnh trĩ, nứt kẽ hậu môn, polyp đại trực tràng, sa trực tràng, viêm dạ dày ruột,…

 

Đối tượng nào dễ bị táo bón kèm máu

  • Trẻ em: Một trong những nguyên nhân khiến trẻ có thể táo bón kèm máu là do trẻ uống nhiều sữa bột hoặc trẻ mới tập ăn dặm hệ tiêu hóa chưa thích nghi, trẻ lười ăn rau quả, trẻ dễ bị táo bón và mỗi lần đi ngoài, trẻ phải rặn mạnh dẫn đến rách trực tràng và đi ngoài ra máu.
  • Phụ nữ mang thai và sau sinh: Đây là giai đoạn mà hormone nội tiết thay đổi cùng với đó là chế độ ăn uống quá nhiều dinh dưỡng, hạn chế vận động mạnh cũng khiến phụ nữ mang thai và sau sinh rất dễ gây ra táo bón, táo bón ra máu.
  • Dân văn phòng: Ngồi lâu ít hoạt động, cộng với ăn uống không điều độ, ăn nhiều đồ ăn nhanh, đồ cay, nóng, uống nhiều rượu bia… 
  • Người già: Người cao tuổi có chức năng đường ruột suy giảm, ít vận động cũng rất dễ mắc táo bón, táo bón ra máu.

5 điều nên làm khi bị táo bón kèm máu

Bạn không nên chủ quan với tình trạng này mà cần đi khám tại các cơ sở y tế để được các bác sĩ kiểm tra tình trạng bệnh, tìm ra nguyên nhân và phương pháp điều trị thích hợp.

Cùng với đó bạn hãy chú ý thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt sao cho cân bằng và hợp lý:

  • Bổ sung nhóm thực phẩm giàu chất xơ, hoa quả, rau xanh, khoai lang, hạt nguyên xơ để kích thích quá trình tiêu hóa
  • Hạn chế nhóm thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhanh, chiên rán, nhiều chất béo và các loại thịt đỏ
  • Bổ sung đủ lượng nước mỗi ngày
  • Tăng cường luyện tập thể dục thể thao, tăng cường vận động để hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru hơn
  • Vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn, tránh viêm nhiễm.

📞 1900 633 998

Bác sĩ / dược sĩ tư vấn

Sản phẩm khuyến mãi

Khuyến mãi mỗi ngày