4 dấu hiệu nhận biết thủy đậu ở trẻ

4 dấu hiệu nhận biết thủy đậu ở trẻ

Thủy đậu ở trẻ sơ sinh là một bệnh lý vô cùng nguy hiểm bởi sức đề kháng của các con còn yếu, bệnh ở trẻ dễ biến chuyển thành các biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng tới sức khỏe bé . Vì vậy, việc nhận biết dấu hiệu bệnh sớm rất quan trọng để chăm sóc, điều trị kịp thời cũng như phòng bệnh hiệu quả cho con. Hãy cùng KOKASI tìm hiểu ngay tại bài viết dưới đây chúng tôi chia sẻ.

1. 4 Dấu hiệu thường gặp ở trẻ sơ sinh khi mắc thủy đậu

Thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm phổ biến ở trẻ em do virus Varicella-Zoster gây ra. Dưới đây là 4 dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh mắc thủy đậu, các mẹ cần hết sức lưu ý:

– Phát ban: Đây là một trong những dấu hiệu nằm ở giai đoạn bệnh khởi phát. Các vết phát ban có thể xuất hiện trên mặt, rồi sau đó lan rộng ra khắp cơ thể. Lúc đầu, chúng sẽ như các đốm đỏ rồi sau đó sẽ chuyển thành các mảng lớn hơn. 

– Ngứa: Các vết phát ban sẽ gây ngứa và khó chịu cho trẻ sơ sinh.

– Sốt: Trẻ sơ sinh nhiễm bệnh sẽ sốt cao kéo dài , nhiệt độ cơ thể bé sẽ từ 39 độ – 39.5 độ

– Mụn nước: Mụn nước là dấu hiệu dễ dàng nhận biết bệnh thủy đậu ở trẻ sơ sinh. Mụn thường có màu đỏ, đóng mủ và sau đó vỡ ra tạo thành vảy. Những vùng da bị mụn nước do thủy đậu ở trẻ sơ sinh thường sưng đau khiến bé mệt mỏi, biếng ăn, bỏ bú và quấy khóc nhiều. 

2. Nguyên nhân gây thủy đậu ở trẻ sơ sinh

2.1 Lây truyền từ mẹ sang con

Bệnh lây truyền từ mẹ sang con sẽ phụ thuộc vào từng độ tuổi của thai nhi, gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng tới sức khỏe của cả mẹ và bé. Trong 6 tháng đầu mẹ mang thai, nguy cơ thai nhi mắc hội chứng thủy đậu bẩm sinh dao động từ 0.4% – 2%. Nguy hiểm hơn, nếu mẹ mắc bệnh 5 ngày trước sinh và 2 ngày sau sinh thì tỉ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh do bệnh sẽ từ 25% – 30% số trường hợp bị nhiễm. 

2.2 Lây nhiễm do môi trường bên ngoài

Trẻ sơ sinh có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, nên các con sẽ rất dễ lây nhiễm bệnh qua đường hô hấp hoặc việc tiếp xúc da với người mắc bệnh. 

3. Mẹ nên làm gì khi trẻ sơ sinh mắc thủy đậu

Khi trẻ sơ sinh mắc bệnh, mẹ nên đưa con ngay đến cơ sở y tế gần nhất để được các bác sĩ chẩn đoán và điều trị kịp thời. Ngoài ra, mẹ có thể kết hợp thêm một số biện pháp dưới đây, để quá trình điều trị ở trẻ tiến triển tốt hơn: 

– Giữ cho các vùng da bị phát ban của con sạch sẽ, khô ráo: Mẹ nên tắm cho trẻ mỗi ngày, sử dụng nước tắm từ thảo dược, an toàn lành tính và dịu nhẹ cho con.

– Vệ sinh môi trường xung quanh sạch sẽ, kết hợp tiệt trùng đồ chơi, chậu tắm, khăn tắm cho con sạch sẽ

– Mẹ nên rửa tay, tắm rửa sạch sẽ trước và sau khi chăm sóc con

– Cắt móng tay cho con, việc gãi sẽ khiến da con bị trầy xước, nhiễm trùng da.

– Cho bé bú mẹ đầy đủ, tăng cữ bú cho con nhằm nâng cao hệ miễn dịch tự nhiên cho trẻ.

– Cho trẻ bổ sung tăng đề kháng kết hợp với kẽm để hỗ trợ nhanh lành vết da bị vỡ.

4. Chủ động phòng bệnh cho con

Để phòng ngừa bệnh cho trẻ sơ sinh mẹ cần: 

– Chủ động tiêm phòng vaccine từ 3 – 6 tháng trước khi mang thai để cơ thể mẹ sản sinh ra các kháng thể giúp bảo vệ bé trong những năm đầu đời.

– Trong trường hợp mẹ đang bị thủy đậu, cần dừng cho bé bú, không ôm ấp hay nằm cạnh bé. Người trong gia đình mắc thủy đậu cũng nên hạn chế tiếp xúc với trẻ. 

– Khi trẻ đủ 12 tháng tuổi, mẹ nên đưa trẻ đi tiêm phòng bệnh theo lịch tiêm chủng của cơ sở y tế.

Qua bài viết trên, KOKASI hy vọng đã cung cấp thật nhiều thông tin hữu ích về các dấu hiệu nhận biết sớm thủy đậu ở trẻ sơ sinh. Khi trẻ có các dấu hiệu sốt cao khó hạ, ho nhiều, co giật, khó thở,… mẹ nên đưa bé ngay bác sĩ để tránh những hậu quả nguy hiểm về sức khỏe. Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và thăm khám bệnh cho các con hoàn toàn miễn phí. 

Sản phẩm khuyến mãi

Khuyến mãi mỗi ngày